Napa Valley: Hành trình đến vinh quang thế giới rượu vang

Từng bị xem là “vùng đất ngoại đạo” trong thế giới rượu vang vốn bị thống trị bởi châu Âu, Napa Valley – một thung lũng nhỏ bé ở bang California – đã âm thầm viết nên câu chuyện kỳ diệu của mình. Bằng đam mê, sự táo bạo và khát khao vượt qua định kiến, những người làm rượu tại đây đã từng bước chứng minh rằng chất lượng không thuộc độc quyền truyền thống. Cột mốc lịch sử năm 1976 tại Paris chính là bước ngoặt đưa Napa Valley từ bóng tối vươn ra ánh sáng để trở thành biểu tượng cho một cuộc cách mạng rượu vang mang tầm thế giới. Hãy cùng Rượu nhập khẩu cao cấp khám phá về câu chuyện thú vị này nhé!

“Phán quyết Paris”(The Judgement of Paris): Khi rượu Mỹ gây chấn động thế giới

The Judgement of Paris | About the 1976 Paris Wine Tasting
Phán Quyết Paris | Buổi Nếm Thử Rượu Tại Paris Năm 1976. Nguồn: Internet

Năm 1976, Steven Spurrier chủ một cửa hàng rượu vang tại Paris cùng với cộng sự người Mỹ của ông là Patricia Gallagher đã tổ chức một buổi nếm thử rượu mù. Sự kiện này nhằm kỷ niệm hai trăm năm Quốc khánh Mỹ, đồng thời sự kiện này đã đưa các loại vang đỏ danh tiếng từ Bordeaux và vang trắng từ Burgundy đối đầu với các chai Cabernet Sauvignon và Chardonnay đến từ California, những giống nho vốn được coi là “độc quyền” của nước Pháp.

Đối với buổi nếm thử này, Spurrier đã mời những giám khảo hàng đầu của Pháp, lựa chọn những chai rượu ngon nhất từ Pháp và để tôn vinh nước Mỹ trong dịp lễ trọng đại này ông đã thêm vào một vài chai rượu từ những nhà làm rượu mới nổi ở California. Spurrier hy vọng buổi nếm thử này sẽ mang lại sự chú ý tích cực đến cửa hàng rượu của ông, nhưng ông hoàn toàn không lường trước được tầm ảnh hưởng mà sự kiện nếm thử nhân dịp lễ hai trăm năm này sẽ mang lại cho thế giới rượu vang.

Để đảm bảo những chai rượu ông chọn có thể vượt qua được chuyến đi dài từ California đến Pháp, Spurrier đã nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia du lịch rượu vang Joanne DePuy, người đã từng đưa ông tham quan Thung lũng Napa trong lần ghé thăm đầu tiên. Bà cùng với Andre Tchelistcheff đã tổ chức một chuyến tham quan nước Pháp cho một nhóm các nhà sản xuất rượu người Mỹ, và đồng ý mang theo những chai rượu ngon nhất của California đến cửa hàng rượu của Spurrier tại Paris.

Buổi nếm thử rượu mù đã được tổ chức tại khách sạn InterContinental nằm ở trung tâm Paris. Buổi sáng dành cho các loại rượu vang trắng, còn buổi chiều là phần thi của các loại vang đỏ. Steven Spurrier đã tập hợp những chai rượu vang trắng xuất sắc nhất từ vùng Burgundy. Bên cạnh những huyền thoại nước Pháp đó là chai Chardonnay niên vụ 1973 của Chateau Montelena do Mike Grgich tạo ra, cùng với một số chai Chardonnay khác đến từ California, những cái tên mà các giám khảo người Pháp chưa từng nghe đến.

Green wine bottle in plastic bag
Chai Chardonnay niên vụ 1973 giành hạng nhất tại buổi nếm thử rượu ở Paris năm 1976. Nguồn: Internet

Nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như vậy. Buổi nếm rượu mù bắt đầu, 9 giám khảo người Pháp đã nếm thử rượu vang trắng và chấm điểm từng chai. Người chiến thắng là chai Chardonnay của Chateau Montelena do Mike Grgich làm ra, với 132 điểm ( số điểm cao nhất trong tất cả các loại rượu, cả vang trắng lẫn vang đỏ). Chưa dừng lại ở đó, vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt thuộc về Chalone Vineyard và Spring Mountain Vineyard ( cả hai đều đến từ California )

judges at a wine tasting sitting at a white table cloth covered table
Ban giám khảo, tất cả đều là người Pháp.  Nguồn: Internet

Vào buổi chiều, ở phần thi rượu vang đỏ, các giám khảo người Pháp đã chấm điểm cao nhất cho chai Cabernet Sauvignon niên vụ 1973 của Stag’s Leap Wine Cellars, do Warren Winiarski sản xuất. Chai rượu này đã vượt qua những cái tên lừng lẫy của Bordeaux như Château Mouton-Rothschild 1970, Château Haut-Brion 1970, Château Montrose 1970 từ Saint-Estèphe, và Château Léoville-Las-Cases 1971 từ Saint-Julien.

Wine bottle in plastic bag.
Chai Cabernet Sauvignon niên vụ 1973 giành hạng nhất trong hạng mục rượu vang đỏ tại buổi nếm thử rượu ở Paris năm 1976. Nguồn: Internet

Các giám khảo vô cùng sửng sốt, Steven Spurrier cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên. Những “tay mơ” đến từ Napa Valley đã giành chiến thắng ở cả hai hạng mục, đánh bại những chai rượu lừng danh nhất của Pháp. Tuần sau đó, bài viết của George Taber trên tạp chí Time đã công bố chiến thắng vang dội của nước Mỹ, và tin tức ấy đã làm chấn động thế giới rượu vang.

Mike Grgich nhận được tin thắng cuộc qua một bức điện tín chúc mừng từ Jim Barrett gửi từ Paris. Đó là lần đầu tiên ông biết rằng rượu của mình thậm chí đã được đưa vào cuộc thi. Không có chi tiết gì thêm, và ông vẫn chưa hoàn toàn hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Dần dần, tầm quan trọng của sự kiện đó bắt đầu ngấm dần vào nhận thức của ông. Mike Grgich khiêm tốn nói với một vài người rằng đó chỉ là may mắn. Nhưng may mắn là kết quả của sự chuẩn bị và cơ hội. Trong thâm tâm, ông cảm nhận đó thực sự là một phép màu. “Phán quyết Paris” đã mang lại cho ông sự vững vàng và niềm tự hào. Nó cũng giúp ông tin rằng mình đã sẵn sàng bước đi xa hơn. Cuối cùng, ông đã sẵn sàng để tự mở một nhà máy rượu của riêng mình.

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1977, Mike Grgich và Austin Hills (của công ty cà phê Hills Bros.) đã động thổ xây dựng Grgich Hills Cellar – nhà máy rượu bắt đầu bán những chai vang được săn đón nhờ danh tiếng của Mike Grgich. Dần dần, nhà máy mở rộng và sở hữu 366 mẫu đất, phân bố tại năm vườn nho khắp Napa Valley. Điều này cho phép toàn bộ rượu của Grgich Hills được sản xuất từ nho trồng tại chính trang trại của mình. Để ghi nhận thành tựu quan trọng ấy, nhà máy đã đổi tên thành Grgich Hills Estate.

Buổi nếm thử tại Paris đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới rượu vang, đồng thời khẳng định danh tiếng của Napa Valley như một vùng sản xuất rượu vang đẳng cấp thế giới. Trước hết, sự kiện này đã phá vỡ huyền thoại rằng chỉ có đất Pháp mới có thể tạo ra những chai rượu vang hảo hạng. Trong nhiều thập kỷ, các nhà làm rượu ở Tân Thế Giới đều bị bó buộc trong tư duy đó và chính chiến thắng này đã phá vỡ giới hạn ấy.

Thứ hai, chiến thắng đã thổi một luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp rượu vang California, đặc biệt là tại Napa Valley. Các nhà làm rượu tự hào khi được là một phần của cuộc cách mạng trong ngành rượu vang Mỹ, nhưng họ cũng hiểu rằng con đường phía trước vẫn còn dài. Vì vậy, họ nỗ lực gấp đôi để cải thiện chất lượng rượu theo từng năm.

Chiến thắng của California cũng đã truyền cảm hứng cho các nhà làm rượu ở những khu vực khác trên thế giới. Việc xóa bỏ “huyền thoại” về sự vượt trội của rượu Pháp đã đem lại niềm hy vọng và năng lượng mới cho các nhà sản xuất rượu ở Nam Phi, Ý, Chile, Úc, New Zealand, và cả quê hương Croatia của Mike Grgich. Họ giờ đây cũng bước vào cuộc đua để làm ra những chai rượu đẳng cấp thế giới. Trong quá trình đó, các nhà làm rượu California đã chia sẻ công nghệ và kỹ thuật của mình với các đồng nghiệp quốc tế. Là một phần của nỗ lực đó, Mike đã quay trở lại Croatia vào năm 1996 để thành lập một nhà máy rượu mới, với mục tiêu truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho các thế hệ nhà làm rượu trẻ tại quê nhà.

George Taber, nhà báo của tạp chí Time – người đầu tiên đưa tin về buổi nếm thử huyền thoại – vào năm 2005 đã viết một cuốn sách chi tiết về sự kiện và tác động của nó với tựa đề: Judgment of Paris: California vs. France and the Historic 1976 Paris Tasting That Revolutionized Wine. Cuốn sách này đã được dịch ra chín thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Nhật và tiếng Croatia.

Original TIME magazine article from the Judgement of Paris in 1976 the ...
Bài báo gốc trên Tạp chí TIME về “Phán quyết Paris” năm 1976. Nguồn: Internet

Nhờ những đóng góp lịch sử trong việc đưa rượu vang California lên tầm thế giới, Miljenko “Mike” Grgich đã được vinh danh tại Vintner Hall of Fame vào năm 2008.

Mặc dù buổi nếm thử ban đầu chỉ là một chiêu quảng bá, nhưng khi hai chai rượu Mỹ ( một đỏ, một trắng) giành vị trí cao nhất, sự kiện này đã mang một ý nghĩa ngoài mong đợi. “Phán quyết Paris” trở thành một chiến thắng vang dội cho các nhà làm rượu California và làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế đối với ngành rượu vang non trẻ của Mỹ.

Đừng quên theo dõi Website Rượu nhập khẩu cao cấp hoặc Fanpage Rượu nhập khẩu cao cấp để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.

Hoặc gọi về hotline: 0909140227 để được nhận tư vấn và đặt hàng ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *